
Mục lục
Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về dedicated server, và cũng có nói là ở bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về máy chủ ảo VPS. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết nhé.
Tìm hiểu về máy chủ ảo VPS
VPS – Virtual Private Server là phương pháp chia nhỏ một máy chủ vật lý dedicated server thành nhiều máy chủ ảo. Nói đơn giản, là dùng một máy chủ vật lý chạy nhiều hệ điều hành cùng một lúc.
Xét về hiệu năng giữa Share Host và VPS thì VPS có hiệu năng cao hơn. Ví dụ trên 1 con server chạy Share Host, thì có thể chạy được hàng trăm tài khoản cùng lúc, tuy nhiên con số này nếu ở VPS thì nó chỉ bằng 1/10, vì thế hiệu năng của VPS sẽ tốt hơn.
VPS giúp hạn chế 100% khả năng bị hack local. Vì mỗi máy chủ là một hệ thống riêng biệt hoàn toàn, có hệ điều hành riêng, có quyền quản lý ở cấp cao nhất “administrator/root” và bạn có thể reset lại hệ thống bất kỳ lúc nào.
VPS hoạt động như một chiếc Laptop/Case bao gồm: CPU, RAM, ổ cứng, hệ điều hành. Nhiều VPS sẽ chạy trên 1 máy chủ vật lý – “dedicated server”, nên mới được gọi là “máy chủ ảo”, từ ảo ở đây là để chỉ công nghệ ảo hóa và phần tài nguyên vật lý được chia sẻ
VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật…
VPS được sử dụng khi nào?
VPS được sử dụng để:
- Hỗ trợ lưu trữ các dịch vụ của website
- Sử dụng làm máy chủ game
- Tao môi trường ảo để hỗ trợ lập trình, nghiên cứu
- Xây dụng hệ thống web server, mail server….
Những hệ điều hành có thể cài được trên máy chủ ảo VPS
VPS có thể cài đặt được trên nhiều hệ điều hành khác nhau:
- Trên Windows: Win Server, Win 7, 8.1, 10…
- Trên Linux: CentOS, Fedora, Ubuntu…
Ngoài ra, bạn cũng có thể cắm thêm card màn hình rời, để giúp khởi chạy những ứng dụng nặng, hoặc yêu cầu card màn hình…
Xem thêm: Tìm hiểu về máy tính trạm (workstation)
Những ứng dụng chủ yếu của máy chủ ảo VPS
Giúp tiết kiệm ngân sách cho công ty, tổ chức hoặc cá nhân có như cầu sử dụng server có cấu hình thấp.
Với các VPS chạy Windows, thì nó phục vụ chủ yếu Webserver, File Server, Email Server hoặc các ứng dụng local hoặc đặc thù cho doanh nghiệp.
Đối với VPS chạy Linux, hơn 90% các ứng dụng chạy Webserver. Còn Email Server hoặc các ứng dụng khác sẽ chạy mã nguồn PHP.
VPS có những ưu – nhược điểm như thế nào?
Những ưu điểm của VPS
- Quá trình cài đặt và kích hoạt nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5 đến 10 phút là bạn đã có thể sử dụng được máy chủ ảo VPS.
- Khả năng bảo mật cao, an toàn với người sử dụng
- Có toàn quyền sử dụng các phần mềm như một máy chủ độc lập
- So với dedicated server, thì máy chủ ảo VPS có giá rẻ hơn rất nhiều
- Có thể quản lý khách hàng từ phía xa, giúp khách hàng cài đặt phần mềm cũng như nâng cấp phần mềm dễ dàng….
Nhược điểm của máy chủ ảo VPS
- VPS mạnh hay yếu đều phụ thuộc vào máy chủ vật lý – dedicated server đã tạo ra nó. Vì thế, nếu máy chủ vật lý xảy ra vấn đề gì thì VPS cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Đôi lúc, VPS sẽ làm việc không như mong muốn của bạn.
- VPS có thể nâng cấp được, tuy nhiên rất tốn thời gian và chi phí khi thực hiện nâng cấp.
Vậy là bạn đã biết được máy chủ ảo VPS là gì? Ưu nhươc điểm, cũng như ứng dụng của nó. Ở bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về máy chủ còn lại trong 3 máy chủ, đó là Cloud Server. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau.
Để lại một phản hồi